6 loại thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Không ít cha mẹ nghĩ rằng con có bệnh thì ăn nhiều mới tốt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm bởi một số thực phẩm có thể tác động xấu tới sức khỏe, làm tăng thêm tính hiếu động và giảm khả năng tập trung chú ý của trẻ. Hướng dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và tránh lựa chọn sai thực phẩm cho con mình.

Thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn

Đường và chất làm ngọt nhân tạo

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số trẻ trở nên hiếu động, quậy phá và bồn chồn hơn sau khi ăn kẹo hoặc các loại đồ ăn có vị ngọt khác như nước trái cây, bánh ngọt, nước mía, mật,… Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày của con.

Tinh bột đã qua tinh chế

Nhiều người không biết rằng việc ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột đã qua tinh chế như bánh mì, bột mì, bột gạo, bột sắn dây, miến, phở, mì, bún… cũng tương tự như việc ăn đường. Bởi vì các thực phẩm này khi đi vào cơ thể được chuyển hóa thành đường một cách nhanh chóng, tạo một nguồn năng lượng không ổn định, khiến não bộ dễ bị kích thích hơn. Ăn nhiều khiến các triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, tinh bột tinh chế khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng chuyển hóa, hậu quả là đường máu bị giảm xuống quá mức gây giải phóng hormon stress. Vì vậy vào giữa buổi sáng, trẻ dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết, bực bội và căng thẳng. Điều này cũng góp phần làm nặng thêm các triệu chứng tăng động giảm chú ý.

Trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn nhiều mì

Trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn nhiều mì

Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta nhằm làm giảm chứng tăng động, cải thiện khả năng chú ý hiệu quả. Liên hệ số điện thoại 0963.048.266 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm

Thuốc nhuộm và chất bảo quản

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kết hợp thuốc nhuộm thực phẩm tổng hợp, nhất là các chất có màu đỏ và vàng với chất bảo quản natri benzoat làm tăng tính hiếu động của trẻ. Chất bảo quản này có nhiều trong đồ uống có ga, nước sốt, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn…

Thực phẩm, thuốc uống chứa hoạt chất Salicylat

Táo đỏ, hạnh nhân, việt quất, nho, cà chua, một số thuốc giảm đau như aspirin,… chứa lượng lớn chất salicylat. Khi loại bỏ chất này ra khỏi chế độ ăn của trẻ hiếu động quá mức giúp 30 – 50% trẻ cải thiện được triệu chứng. Cha mẹ cần chú ý hạn chế cho con ăn những loại trái cây trên, đồng thời trao đổi với bác sĩ để lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp trong những trường hợp cần thiết.

Chất gây dị ứng

Giống như salicylat, chất gây dị ứng có thể tìm thấy ngay trong những thực phẩm tưởng chừng như lành mạnh như sữa, bột mì, ngô, đậu phộng, các loại hạt của trái cây, trai, sò, nghêu, hến… Ít ai ngờ rằng chúng có thể tác động tới chức năng của não bộ, kích hoạt sự hiếu động quá mức hoặc khiến trẻ thiếu tập trung hơn nếu như cơ thể trẻ nhạy cảm với các chất này. Tuy nhiên, không phải trẻ tăng động nào cũng gặp phải hiện tượng trên, bởi vậy, các bác sĩ có thể sàng lọc xem trẻ tăng động dị ứng với những thực phẩm nào trước khi quyết định loại mà trẻ nên tránh sử dụng.

Cà phê

Đây là loại đồ uống có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ nên có thể làm tăng mức độ hiếu động của trẻ, giảm khả năng tập trung chú ý và khiến trẻ mất ngủ. Bạn không nên cho con sử dụng loại đồ uống này, kể cả khi con bạn không mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý.

Vậy, trẻ tăng động nên ăn gì, uống gì để trị bệnh hiệu quả?

Trẻ tăng động nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng cho não, giàu vitamin và khoáng chất như:

– Thực phẩm giàu protein như đậu, pho mát, trứng, thịt gia cầm và các loại ngũ cốc nguyên hạt để duy trì năng lượng cho hoạt động hằng ngày, giúp trẻ tập trung hơn và có ứng xử tích cực khi ở trường. Trẻ nên ăn các loại thực phẩm này vào buổi sáng và ăn vặt sau các tiết học.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây như cam, quýt, lê, bưởi, kiwi… nhất là vào buổi tối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

– Bổ sung omega – 3 từ các loại cá ngừ, cá hồi, dầu oliu, dầu canola… hoặc viên omega – 3 tổng hợp.

Các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các thực phẩm tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Thuốc tây rất hiếm khi được sử dụng trong điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý, trừ trường hợp bệnh quá nặng, bởi chúng mang lại nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Hiện nay, có những phương pháp điều trị an toàn hơn mà vẫn mang lại hiệu quả tốt như sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Trong đó, Câu đằng và An tức hương là hai loại thảo dược quý, được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng an thần, giảm kích thích quá mức trong não bộ, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, bởi vậy giúp trẻ tăng động bớt nghịch ngợm, biết nghe lời hơn, giảm cáu giận vô cớ, cải thiện khả năng tập trung chú ý và mang lại cho trẻ giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày.

Ngoài sản phẩm hỗ trợ và chế độ ăn uống, liệu pháp giáo dục hành vi cũng đóng một vai trò then chốt trong điều trị tăng động giảm chú ý. Cha mẹ không nên la mắng trẻ mà cần nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi khi con làm sai, khen thưởng, động viên nếu con làm được việc tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể lập kế hoạch các công việc cụ thể đi kèm mốc thời gian cho con thực hiện để cải thiện khả năng tập trung chú ý.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.healthline.com/health/adhd/foods-to-avoid#dyes6

http://www.webmd.com/add-adhd/guide/adhd-diets#1

——————

 

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      18 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyên Phạm
      Nguyên Phạm
      2 Năm Trước

      Bé 23 tháng tuổi có thể đánh giá ược tăng động chưa ạ .bé có uống đc cốm này ko ?

      Thanh Thanh
      Thanh Thanh
      2 Năm Trước

      Bé 3 tuổi nghịch luôn chân luôn tay , cho em hỏi bé có uống được cốm này không ah

      Triệu  Hoàn
      Triệu Hoàn
      3 Năm Trước

      Bé 4 tổi bị tăng động thì uống cốm này như thế nào

      Cường,
      Cường,
      4 Năm Trước

      Con tôi năm nay đã 15 tuôi và có những biểu hiện của bệnh Tăng động giảm tập trung vậy bây giờ tôi Cho cháu dung cốm nay có còn có tác dụng không

      Tú,
      Tú,
      4 Năm Trước

      Chị ơi cho e hỏi bé em được 5 tuổi bé đi học về những hoạt đông ở trường e hỏi bé khong nhớ bé hay thức đêm 12hoăc 1h đem bé mới ngủ e kêu bé ít nghe lời bé chỉ thích làm theo mình thôi .vây bé em có phải bị tăng đông khong chi?

       Phan Truc,
      Phan Truc,
      5 Năm Trước

      chào bác sĩ em của cháu hiện hai tuổi nhưng có một số dấu hiệu như chậm nói chuyện, bé không chú ý khi gọi tên, không ngồi yên một chỗ phá phách không nghỉ tay. Liệu bé có bị tăng động không? nếu có thì có trị dứt được không?

      Huỳnh  Ngọc Anh .
      Huỳnh Ngọc Anh .
      5 Năm Trước

      Bé nhà em 8 tuổi bị tăng động có uống được cốm egaruta được không ?

      Huỳnh vân
      Huỳnh vân
      5 Năm Trước

      Thua bsi muôn biet tre bị bệnh tang động hay không.khám o đau ạ.và nhung biêu hien nào gọi là đua tre đó bị bệnh tang động .mất tập trung ạ.xin bsi cho biet ạ.tôi có 2 con.con lon bị bênh động kinh.còn con nhỏ hiện 5t .đi học mẩu giáo (lop mầm).thấy cháu củng hiếu động.đôi khi kêu dạy bảo chang nghe…xin bs cho biet ạ

      Huỳnh thị khánh vân
      Huỳnh thị khánh vân
      5 Năm Trước

      Chào bác sỉ ạ
      Tôi tên vân .38t .là mẹ 2con .đua con đầu tôi nay đc 14tuoi.luc 9t cháu bị động kinh .hiện tại cháu khỏe mạnh ko còn co gíat nua.nhung bsi chẩn đoán cháu bị tang động.ko nghe loi.hay nghịch phá.la hét và giận du.ko tập trung.vậy cháu có thể uống thuốc EGARUTA đc ko bsi.hiện cháu vẩn đang uống thuốc điều trị động kinh.