Mặc dù tự kỷ và tăng động là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng theo nhiều số liệu thống kê cho thấy, 2/3 trẻ tăng động có những biểu hiện của tự kỷ và một nửa số trẻ tự kỷ mắc kèm triệu chứng tăng động giảm chú ý, hay còn gọi là tự kỷ dạng tăng động. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ.
Cùng tìm hiểu về biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động cũng như các phương pháp điều trị trong bài viết sau.
Tự kỷ tăng động là gì?
Tự kỷ tăng động là một rối loạn phát triển phức tạp thường khởi phát trước 3 tuổi, chiếm khoảng 50% các trường hợp tự kỷ. Bởi vậy, ngoài biểu hiện của tự kỷ, chúng cũng thể hiện các hành vi bất thường như bồn chồn, thiếu tập trung chú ý và hoạt động quá mức. Tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, khiến trẻ gặp khó khăn khi học tập, sinh hoạt và những công việc khác trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ tăng động ở trẻ các bậc phụ huynh hãy dành chút ít thời gian lắng nghe chia sẻ của Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành qua đoạn băng dưới đây:
Chuyên gia nói về tăng động tự kỉ ở trẻ nhỏ
Biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động
Mỗi trẻ tự kỷ dạng tăng động là một cá thể riêng biệt với nhiều triệu chứng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là 6 biểu hiện điển hình của trẻ:
Giảm khả năng tương tác xác hội
Trẻ thường thích chơi một mình và dễ bị bạn bè cô lập, xa lánh. Việc kết giao với bạn bè và chơi cùng mọi người là một thách thức lớn với trẻ tự kỷ tăng động. Ngoài ra, trẻ cũng thường thờ ơ với mọi người xung quanh kể cả người thân, không muốn sẻ chia dù là vui hay buồn, hạn chế đáp ứng bằng tiếng cười với người khác.
Biểu hiện điển của trẻ tự kỷ tăng động là thích chơi một mình
Nếu nghi ngờ con có những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động, hãy đưa trẻ sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác. Và liên hệ ngay tới số 0963048266 (Zalo), các chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn cách nhận biết cũng như các phương pháp trị hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp kém
Trẻ tự kỷ tăng động thường ít giao tiếp bằng mắt và không biết cách chỉ ngón tay vào các đồ vật được yêu cầu. Đa phần các trẻ đều chậm nói hơn so với trẻ bình thường, hoặc có thể nói nhưng chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa, rập khuôn hay nhại lời người khác. Trẻ thường ít biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ, vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt cũng rất kém.
Hành vi, sở thích, thói quen bị rập khuôn và thu hẹp
Biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ tăng động là các hành vi, động tác bất thường, lặp đi lặp lại nhiều lần như kiễng chân, xoay tròn người, nhìn tay, vỗ tay, tự chơi với bàn tay của chính mình… Một số trẻ tự kỷ có thể biết đọc từ sớm mặc dù chẳng hiểu ý nghĩa. Trẻ cũng thường quan tâm tới chi tiết của đồ vật hơn là tổng thể, chẳng hạn như cánh quạt đang quay, bánh xe đang lăn…
Thiếu tập trung, chú ý
Trẻ tự kỷ tăng động đa phần đều thiếu tập trung, chú ý trong mọi việc, biểu hiện dễ nhận biết nhất là rất ít khi đáp lại khi được gọi tên. Tuy nhiên, đôi khi trẻ lại tập trung quá mức vào một số sự vật mà trẻ cảm thấy hứng thú chẳng hạn như con số, chữ cái, tranh ảnh…
Bốc đồng, nóng nảy
Hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng và nóng nảy là một biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ tự kỷ dạng tăng động. Trẻ thường không suy nghĩ trước khi hành động và khó có thể biết được mức độ nguy hiểm từ những việc mình đang làm, chẳng hạn như: trèo lên cao rồi nhảy xuống hay đột ngột lao ra đường… Thậm chí, trẻ có thể tự làm tổn thương chính mình hoặc người khác.
Nghịch ngợm, hiếu động quá mức
Trẻ tự kỷ tăng động thường nghịch luôn tay luôn chân, trèo leo khắp nơi và thích quậy phá người khác. Trẻ sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh hoặc khi buộc phải ngồi xuống thì cũng cựa quậy, làm ồn.
Trên thực tế, biểu hiện của chứng tự kỷ tăng động ở trẻ rất đa dạng, phong phú. Và để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe câu chuyện về hành trình trị tự kỷ tăng động cho con hiệu quả của chị Tạ Thị Thơ (Sóc Sơn, Hà Nội) trong video sau:
Cách nhận biết và điều trị tự kỷ tăng động ở trẻ
Các phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ tăng động
Điều trị cho trẻ tự kỷ tăng động phức tạp và khó hơn nhiều so với những trẻ tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý đơn thuần. Tuy nhiên, phác đồ điều trị chung vẫn là thuốc tây, giáo dục hành vi kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên.
Thuốc tây
Thuốc tây chỉ được khuyến cáo với những trẻ tự kỷ tăng động trên 6 tuổi hoặc các triệu chứng đã trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không giải quyết triệt để căn nguyên, do vậy các biểu hiện có thể tái phát ngay khi ngưng dùng. Đồng thời, một số tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, suy giảm chức năng gan, thận…
Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên
Vấn đề của trẻ tự kỷ tăng động là do thiếu hụt những chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để giảm đi những kích thích trong não bộ. Bởi vậy, muốn việc điều trị thêm hiệu quả, sẽ cần bổ sung thêm những dưỡng chất giúp bổ não và trấn tĩnh, ổn định hệ thần kinh của trẻ. Hiện nay, Tpbvsk cốm Egaruta đang là một lựa chọn tối ưu để các phụ huynh tham khảo.
Với công thức là các thảo dược lành tính, sản phẩm có thể giúp trẻ kiểm soát tốt về cảm xúc, hành vi và cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung chú ý, từ đó giúp trẻ chủ động hơn trong việc lắng nghe, bắt chước và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ sau này.
Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã được nhiều phụ huynh tin tưởng, lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Trong đó điển hình là câu chuyện của con trai chị Nhài (Đăk Lăk). Nhớ lại thời điểm cách đây gần nửa năm, gia đình chị đã phải mệt mỏi vì cậu con trai bị tự kỷ tăng động. Bé quá nghịch ngợm, bốc đồng, chẳng chịu học bài, hay cáu bẳn, thậm chí là đánh bạn bè đến “sứt đầu mẻ trán”. Nhưng nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta, giờ đây con chị đã ngoan ngoãn và biết kiểm soát cảm xúc tốt hơn nhiều:
Bí quyết trị tự kỷ tăng động cho con của chị Nhài (Đăk Lăk)
Giáo dục hành vi luôn được xem là giải pháp ưu tiên trong điều trị tự kỷ tăng động ở mọi lứa tuổi, mức độ bệnh. Tuy nhiên, việc giáo dục cho trẻ tự kỷ dạng tăng động rất khó, bao gồm nhiều bước như trị liệu ngôn ngữ, cảm xúc, rèn luyện kỹ năng sống… và cần được chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn. Do vậy, cha mẹ nên trao đổi thật kỹ với các bác sĩ điều trị, chuyên gia… trước khi áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ.
Mặc dù việc chẩn đoán trẻ tự kỷ dạng tăng động không hề dễ, nhưng nếu cha mẹ hiểu rõ được những biểu hiện của trẻ tự kỷ tăng động thì hoàn toàn có thể nhận định sớm tình trạng của con, từ đó có hướng can thiệp kịp thời, giúp con cải thiện hành vi, cảm xúc và rèn luyện mọi kỹ năng sống trong xã hội.
Dược sỹ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh